Ông Nguyễn Văn Đực - Phó Giám đốc Cty TNHH địa ốc Đất Lành cho biết, phí bảo trì tính theo giá bán căn hộ. Ví dụ một căn hộ 1 tỷ đồng thì sẽ đóng 20 triệu đồng phí bảo trì. 2% phí bảo trì này sẽ được doanh nghiệp thu hộ và có trách nhiệm trả lại cho ban quản trị chung cư sau khi bàn giao nhà.
Trong trường hợp không bầu được ban quản trị chung cư thì doanh nghiệp mới được quyền quản lý. Do vậy nếu tòa nhà N5 của Khu chung cư Đồng Tàu có ban quản trị chung cư nhưng Xí nghiệp Quản lý dịch vụ và khai thác khu đô thị vẫn quản lý số tiền 300 triệu đồng phí bảo trì là sai luật.
Ông Đực nhấn mạnh: “Việc Xí nghiệp quản lý 300 triệu đồng, gửi ngân hàng mỗi năm chỉ thu lãi 1 triệu đồng là vô lí. Có thể đơn vị này đã lạm dụng giữ số tiền để làm việc khác bởi nếu như phải đi vay ngân hàng 300 triệu đồng với lãi suất 10%/năm thì họ phải trả 30 triệu đồng/năm. Xí nghiệp gửi ngân hàng 300 triệu đồng mỗi năm chỉ thu lãi 1 triệu đồng tức là "tự dưng" được hưởng 29 triệu đồng”.
Mô tả Theo ông Đực, trước tiên về nguyên tắc, đơn vị nói trên phải trả lại tiền bảo trì tòa nhà cho người dân. Ban quản trị chung cư căn cứ vào thực tế có nhu cầu sửa chữa gì sẽ họp hội nghị nhà chung cư. Hội nghị chọn 2 đến 3 đơn vị để báo giá, đấu thầu và chọn nơi nào rẻ rồi quyết định chứ cũng không thể do ban quản trị chung cư tự quyết.
Trước thực trạng các vụ tranh chấp Quỹ bảo trì chung cư vẫn không ngừng gia tăng và đang "nóng" lên từng ngày, ông Đực cho rằng: “Việc quản lý quỹ bảo trì cần được thực hiện một cách công khai, minh bạch, tránh thất thoát cho người dân bởi doanh nghiệp giờ đều khốn khó, sẵn tiền của ai là họ tranh thủ sử dụng ngay lập tức. Do đó, nếu quản lý không khéo, nhiều doanh nghiệp sẽ lạm dụng để trục lợi."
Quý học viên có nhu cầu tư vấn về khóa học vận hành chung cư và khóa học quản lý tòa nhà vui lòng liên hệ:
VIỆN ĐÀO TẠO VÀ HỢP TÁC GIÁO DỤC
Số 6 Ngõ 387/17 Vũ Tông Phan, Thanh Xuân, Hà Nội
Email : viendaotao@viendaotao.vn
HOTLINE  : 0906.149.688

0 nhận xét:

Đăng nhận xét

 
Top